Đừng đánh giá người khác quá dễ dàng

Chuyện là hôm trước trong team mình có một workshop nho nhỏ 30’ về chuyện đừng đánh giá người khác quá dễ dàng, host là một chú cùng công ty nhưng ở team khác, cũng là specialist về mảng psychology các thứ.

Đại khái mình không nhớ nội dung buổi đó lắm, không phải vì workshop dở mà vì bản thân mình không phải người hay đánh giá người khác. Nếu là người mình quen biết, thân thiết tất nhiên mình chẳng đánh giá họ làm gì. Còn người mình không quen thì mình cũng chả quan tâm, kiểu kệ luôn ấy. Thế nên giờ mả hỏi mình có câu chuyện hay kỷ niệm nào liên quan thì mình vắt óc cũng chẳng nhớ ra nổi. 

Tuy nhiên, có một chuyện cũng hơi liên quan xíu. Mình mới đọc xong cuốn Bà ngoại tôi gửi lời xin lỗi của Fredrik Backman, tác giả yêu thích của mình kể từ cuốn Người đàn ông mang tên Ove mà mình rất yêu thích của anh. 

Trong sách có một câu quote thế này, mà cũng là câu mình thích nhất, ấn tượng nhất: 

‘Sự trớ trêu thực sự của cuộc sống nằm ở chỗ gần như không có người nào là hoàn toàn rác rưởi, và cũng chẳng có người nào không hề rác rưởi. Cái khó là giữ cho mình ở phía không rác rưởi nhiều nhất có thể.’ 

Bum! Một điều quá đỗi hiển nhiên đúng không? Ai mà chẳng biết. Thế nhưng cái điều quá hiển nhiên ấy lại được Fredrik Backman truyền tải qua giọng văn, qua hình ảnh, qua lối biểu đạt đặc biệt ấn tượng. Vậy đấy, con người, ai chẳng thế. Vậy thì việc đánh giá người khác cũng chẳng nghĩa lý gì. 

Thêm nữa, còn có một câu thế này: ‘Elsa quyết định rằng dẫu cho những người mà nó quý mến cũng có lúc cư xử tệ hại, nó phải học cách tiếp tục quý mến họ. Bạn sẽ nhanh chóng chẳng còn lại người thân nào nếu loại bỏ những người từng cư xử tệ hại.’

Photo by Jess Loiterton on Pexels.com

Điều mình lo ngại nhất là ảnh hưởng của ‘ác cảm ngầm’ bên trong mình lên người khác. Mình rất ấn tượng với một đoạn trong Silence của thầy Thích Nhất Hạnh

‘The majority of our thinking not only doesn’t help us, it actually can do harm. We might believe that we aren’t causing any harm if we are just thinking something, but the reality is that the thoughts going through our mind also go out into the world. Just as a candle radiates light, heat, and scent, our thinking manifests itself in various ways, including in our speech and our actions.’

Đại ý là đôi khi ta tưởng suy nghĩ chỉ nằm trong đầu ta nên chẳng gây hại đến ai. Nhưng bằng cách này hay cách khác, giống như ngọn nến toả ra ánh sáng, nhiệt độ, mùi hương, những điều hữu hình lẫn vô hình, suy nghĩ cũng sẽ tác động đến hành động và lời nói của ta bằng cách này hay cách khác. 

Từ ‘ác cảm’ mà mình dùng ở trên có lẽ hơi nặng nề. Đối với mình thì ‘cảm giác không thoải mái – trong vô thức (?)’ có lẽ chính xác hơn. Chuyện là hồi đầu đi làm, quan hệ của mình với sếp không được suôn sẻ lắm. Về sau tình hình cũng được cải thiện nhiều nhưng ấn tượng ban đầu là thứ khó phai nhạt và vẫn nằm đâu đó bên trong mình, ảnh hưởng tới lời nói, thái độ của mình dù mình hoàn toàn không cố ý. Một câu nói, nét mặt, cái nhíu mày… Mình đâu tự nhìn được biểu cảm trên mặt mình =)) Đến khi một người đồng nghiệp khác nói lại với mình thì mình mới để ý. 

Photo by Caio on Pexels.com

Lại quay lại chuyện Bà ngoại tôi gửi lời xin lỗi nhé. Có lẽ mình thích Người đàn ông mang tên Ove hơn nhưng cuốn sách này cũng thực sự rất hay. Tuy không để lại trong mình những cảm xúc mãnh liệt bằng, và đoạn đầu hơi khó vào, nhưng thực sự không có điểm nào phải chê cả. Xứ mơ-màng-ngủ mà dần dần khiến mình tin là Elsa và bà ngoại có thể du hành tới đó thật. Từng nhân vật xuất hiện, tưởng xù xì, gai góc, nhạt nhoà… đều có những câu chuyện, những lát cắt khiến người ta phải ấn tượng. 

Britt-Marie cũng là một nhân vật mà ta không nên ‘đánh giá quá dễ dàng’. Mới đầu đọc, mình đã tự hỏi vì sao một nhân vật khó ưa, xấu tính như vậy lại có thể có hẳn một cuốn sách cho riêng mình (Britt-Marie đã ở đây) để rồi dần dần phát hiện ra (không chỉ mình, mà cả cô bé gần 8 tuổi Elsa) hoá ra nhân vật này cũng phức tạp, cũng tử tế, và cũng không ‘rác rưởi’ đến thế. ‘Một ông già tuyên bố mình không được ai yêu mến, nên thay vào đó ông ta muốn được ghét. Để người ta quan tâm đến mình.’

Một số chiếc quote hay hay: 

‘Thay đổi ký ức là một siêu năng lực hay ho. Nếu không thể xoá bỏ cái xấu, cháu phải chôn lấp nó bằng nhiều cái không xấu.’ – thay đổi ký ức, điều tưởng như chỉ có trong phim fantasy hoá ra lại đơn giản đến thế.

‘Những người chưa từng bị ăn hiếp dường như luôn cho rằng phải có một lí do cho chuyện đó. ‘Bọn kia không thể vô cớ làm chuyện đó, đúng không nào? Hẳn là bạn đã làm điều gì đó khiêu khích chúng.’ Như thể trò ức hiếp bắt nạt luôn diễn ra theo cách đó.’

‘Nó không thích việc không được biết gì cả nếu không khơi lên những cuộc cãi vã. Và con bé cũng ghét sự cô độc mà người ta chỉ có thể có khi không còn bà ngoại.’

‘Rất nhiều con tim đã vỡ nát vào ngày Elsa chào đời (ngày có sóng thần). Chúng bị sóng biển đập vỡ với một lực mạnh đến nỗi những mảnh vụn của chúng bắn ra khắp địa cầu.’ (Thích cách miêu tả của tác giả quá!)

‘Bởi lẽ Elsa đủ lịch sự để hiểu rằng khi một ai đó tặng bạn quyển sách, bạn phải giả vờ như mình chưa từng đọc nó.’ Haha, làm mình nhớ ngày xưa đứa bạn thân tặng cho quyển Totto Chan cô bé bên cửa sổ, hình như năm 4 đại học, mà quyển này mình đọc từ bé xíu và thích nên vẫn còn giữ. Làm nó phải mang quyển sách về xong hôm sau mua cuốn khác tặng mình ;))

‘Thật khó mà giúp được những người không muốn tự giúp mình. / Người muốn tự giúp mình có lẽ không phải là người cần sự giúp đỡ từ người khác nhất.’

‘để bù đắp lại cho 18 năm mất ngủ sắp tới, Một nửa đang làm cho mẹ ngủ suốt ngày trong chín tháng đầu tiên của em.’

‘Liệu có đúng đắn về mặt đạo đức khi ta hi sinh một người để cứu nhiều người khác?’ – vẫn câu hỏi muôn thuở nhỉ.

‘Khi bạn biết ai đó đang giữ bí mật với mình, bạn cảm thấy mình giống như một kẻ ngốc, và chẳng ai thích cảm thấy mình ngu ngốc cả.’

Và đôi điều về cái chết. Tuy buồn, nhưng cũng chẳng quá quá tồi tệ…

‘Năng lực mạnh nhất của cái chết không phải là đưa người ta ra đi, mà là làm cho người ở lại không muốn sống nữa.’

‘Thật khó mà suy ngẫm về cái chết. Thật khó mà để cho người chúng ta yêu thương ra đi.’

‘Linh sói chết đúng vào ngày mà em trai Elsa chào đời. Đôi khi có những thứ phải ra đi để nhường chỗ lại cho những thứ khác. Gần như thể linh sói đã nhường chỗ trên chiếc xe bus cho Một nửa.’

Và bức thư của bà ngoại… ‘Xin lỗi cháu bà phải chết. Xin lỗi vì bà sẽ chết. Xin lỗi vì bà phải già đi. Xin lỗi vì bỏ lại cháu và xin lỗi vì căn bệnh ung thư chết tiệt này.’

3 thoughts on “Đừng đánh giá người khác quá dễ dàng

  1. Quyển “Người đàn ông mang tên Ove” mình được nghe tới nhiều lần và cũng có nhiều bạn khen mà chưa có dịp đọc, chắc sẽ để vào list sẽ đọc trong tương lai 😀

    Like

    1. Uh sách của Fredrik Backman thì nhẹ nhàng chậm rãi nhưng cũng rất hài hước, đọc lúc nào cũng được 😀 . Mình đang chuẩn bị đọc tiếp luôn quyển Britt Marie đã ở đây dù mình ko hay đọc liền vài cuốn của cùng 1 tác giả, với cả đang xem phim Anxious people cũng chuyển thể từ sách của tác giả này luôn 🙂

      Liked by 1 person

Leave a comment

Discover more from travelling poisson

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading

Design a site like this with WordPress.com
Get started